Thành tựu nổi bật Rolex

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, Rolex được xem là một biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới, với hàng loạt những thành tựu đáng nể trong thế giới đồng hồ như:

  • Chiếc đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên "Oyster", 1926
  • Chiếc đồng hồ đeo tay với lịch thứ tự động thay đổi đầu tiên trên mặt số (phiên bản Rolex Datejust ref.4467, 1945)[7]
  • Chiếc đồng hồ đeo tay với bộ vỏ chống nước ở độ sâu 100 m (330 ft) (phiên bản Rolex Oyster Perpetual Submariner ref.6204, 1953)[15]
  • Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên hiển thị múi giờ thứ hai trên mặt số (phiên bản Rolex GMT Master ref.6542, 1954)
  • Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên tự động thay đổi lịch ngày và lịch thứ trên mặt số (phiên bản Rolex Day-Date, 1956)
  • Thợ chế tác đồng hồ đầu tiên đạt được độ chính xác Chronometer cho đồng hồ đeo tay (1910)

Bộ máy automatic Rolex

Đồng hồ đeo tay Rolex với bộ máy tự động đầu tiên được giới thiệu vào năm 1931 (được gọi là "Bubbleback" do nắp kim loại mặt sau lớn), và xuất hiện trên thị trường bởi Harwood và được cấp bằng sáng chế vào năm 1923, và sản xuất chiếc đồng hồ tự động đầu tiên vào năm 1928, bộ máy được cung cấp năng lượng bởi hoạt động của tay người đeo.

Bộ máy quartz Rolex

Sau cơn khủng hoảng Thạch Anh đến từ Nhật Bản, Rolex bắt đầu tham gia vào phát triển các đồng hồ thạch anh của riêng mình, Rolex cũng đã phát triển một số ít các phiên bản bộ máy Thạch Anh cho dòng Oyster, kỹ sư của công ty đã phát triển các trang thiết bị máy móc công nghệ để sản xuất đồng hồ Thạch Anh vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Năm 1968, Rolex đã hợp tác với một tổ hợp bao gồm 16 nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ để phát triển bộ máy Thạch Anh Beta 21 được sử dụng trong phiên bản Rolex Quartz Date 5100[16] và phiên bản Omega Electroquartz. Trong khoảng 5 năm nghiên cứu, thiết kế và phát triển, hãng Rolex đã sáng tạo ra bộ máy "Clean-Slate" 5035/5055 sử dụng trong dòng đồng hồ Rolex Oysterquartz[17].

Bộ vỏ chống nước Rolex

Rolex cũng là hãng sản xuất đồng hồ thứ hai đã tạo ra một chiếc đồng hồ chống nước có thể chịu được áp lực nước tới độ sâu 330 feet (100 m), thậm chí hãng sản xuất Rolex đã tạo ra phiên bản đặc biệt DeepSea được sử dụng trong chuyến thám hiểm vực Mariana dưới đáy biển sâu, thử nghiệm và thành công ngoài sức mong đợi, để xác nhận rằng ngay cả ở độ sâu 11.000 met, Rolex DeepSea vẫn hoạt động một cách chính xác như trên mặt đất.

Các bộ sưu tập nổi tiếng của Rolex

Có thể nói, Rolex là một trong các thương hiệu sở hữu nhiều bộ sưu tập đồng hồ đặc biệt nhất hiện nay, từ những phiên bản dành cho lặn biển sâu, cho đến những chiếc đồng hồ sử dụng để thám hiểm hang động, leo núi, thám hiểm vùng cực lạnh, và hàng không.

  • Những phiên bản thể thao đầu tiên bao gồm Rolex Submariner (1953) và Rolex Oyster Perpertual Date Sea Dweller. Sau này là những phiên bản thiết kế với Valve Helium, hợp tác và phát minh cùng với hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ Doxa, bảo vệ bộ máy và giải phóng khí heli trong quá trình giải áp của đồng hồ lặn.
  • Explorer (1953) và Explorer II (1971) đã được phát triển đặc biệt cho các nhà thám hiểm chuyên chinh phục những địa hình gồ ghề hiểm trở, chẳng hạn như cuộc thám hiểm Everest nổi tiếng thế giới.
  • Một phiên bản mang tính biểu tượng khác là Rolex GMT Master (1954), ban đầu được phát triển theo yêu cầu của Pan Am Airways để cung cấp cho các đội bay với một chiếc đồng hồ với giờ địa phương có thể sử dụng để hiển thị giờ quốc tế GMT (Greenwich Mean Time), đó là thời gian quốc tế tiêu chuẩn trong ngành hàng không và cần thiết cho các phi công trong các chuyến bay dài.

Chứng nhận Chronometer của Rolex

Rolex là nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất của Thụy Sỹ đã thực hiện độ chính xác của đồng hồ với tiêu chuẩn Chronometer. Năm 2015, đã có hơn một nửa số đồng hồ sản xuất hàng năm được chứng nhận COSC là đồng hồ thuộc thương hiệu Rolex[18]. Cho đến hiện nay, Rolex vẫn giữ kỹ lục là hãng sản xuất với nhiều mẫu đồng hồ được chứng nhận Chronometer nhiều nhất hiện nay.

Phát minh của Rolex

Không chỉ giữ kỷ lục với tiêu chuẩn Chronometer, Rolex còn là thương hiệu với những phát minh quan trọng hàng đầu, được đăng ký bản quyền, chỉ được sử dụng trên sản phẩm đồng hồ Rolex.

  • Vàng hồng Rolex (Everose Gold[19][20]) được phát minh bởi Rolex từ năm 2002 kết hợp từ các nguyên liệu 76% vàng, 22% đồng, 2% bạch kim.
  • Dây tóc xanh Parachrom (Parachrom Blue) được tạo ra từ một loại vật liệu chống từ được phát minh vào năm 2005.
  • Ceracrom [21](gốm màu) là loại vật liệu gốm (Ceramic) kết hợp với các sắc tố từ khoáng chất, tạo nên loại vật liệu siêu cứng, bền màu và chống ăn mòn.
  • Rolesor là sự kết hợp của hoàn hảo của hai loại kim loại trên một chiếc đồng hồ gồm vàng và thép, tạo ra sự tương phản màu sắc rực rỡ.
  • Ngoài ra còn hàng loạt các phát minh quan trọng và đăng ký độc quyền chỉ được sử dụng trên đồng hồ Rolex.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rolex http://www.smh.com.au/news/investment/time-on-your... http://www.20min.ch/ro/news/geneve/story/Deux-imme... http://www.fhs.ch/en/news/news.php?id=399 http://rc.geneve.ch/RC/Consultation/ConsultationCo... http://www.handelszeitung.ch/de/studien/studien_de... http://www.24h-lemans.com/en/news/the-24-hours-of-... http://images.antiquorum.com/163/full/311.jpg http://rolexblog.blogspot.com/2009/07/real-james-b... http://articles.businessinsider.com/2011-03-16/hom... http://money.cnn.com/magazines/moneymag/moneymag_a...